-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Ngành Giao thông đặt mục tiêu tăng 8% sản lượng vận tải khách, tăng 7% vận tải hàng hoá
Đăng bởi CÔNG TY TNHH ĐÁ CẮT ĐÁ MÀI VIỆT vào lúc 03/01/2024
Ngành Giao thông đặt mục tiêu tăng 8% sản lượng vận tải khách, tăng 7% vận tải hàng hoá
Mặc dù đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã tập trung triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ để thúc đẩy hoạt động vận tải, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng mạnh sản lượng vận tải hành khách và hàng hóa, năm sau cao hơn năm trước.
-
Bộ Giao thông vận tải sẽ khởi công 19 công trình giao thông trong năm 2024
-
Phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước ngành Giao thông vận tải
-
Ngành Giao thông vận tải tăng tốc giải ngân gần 24.000 tỷ vốn đầu tư công
Vận tải tăng trưởng mạnh
Năm 2023 ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ của các loại hình vận tải truyền thống, tạo tiền đề quan trọng cho sự bứt phá của ngành GTVT ngày từ đầu năm 2024. thời gian tới. Hoạt động vận tải là mục tiêu của phát triển hạ tầng, chính sách về vận tải, tác động trực tiếp đến đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ghi nhận trong năm 2023, hoạt động vận tải đường bộ cơ bản ổn định, đi vào nền nếp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đi lại thuận lợi, an toàn của người dân, doanh nghiệp. Bộ GTVT đã chỉ đạo tổ chức tổng kiểm tra tình hình hoạt động của xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận tải khách du lịch; kiểm tra, xử lý nghiêm xe dù, bến cóc, xe trá hình tuyến cố định; kiểm tra công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại 63 địa phương. Đáng chú ý, Bộ GTVT đã phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong lĩnh vực đường bộ giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến 2030”.
Hoạt động vận tải hàng không tiếp tục có nhiều dấu hiệu phục hồi nhanh, bám sát nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Hết năm 2023, vận tải hàng không đã mở lại đường bay với 61 hãng hàng không nước ngoài và 5 hãng hàng không Việt Nam khai thác 147 đường bay quốc tế kết nối Việt Nam với 28 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bộ GTVT đưa hệ thống sinh trắc học và sử dụng tài khoản định danh điện tử (VNelD) trong việc làm thủ tục hàng không tại tất cả các cảng hàng không, nâng cao hiệu quả công tác điều phối giờ hạ, cất cánh (slot) tại các cảng hàng không thông qua việc kết hợp hài hòa năng lực đáp ứng của hệ thống (dịch vụ đảm bảo hoạt động bay, nhà ga, sân đậu, giao thông tiếp cận...) với nhu cầu thị trường.
Một trong những lĩnh vực vận tải có sự thay đổi mạnh nhất năm 2023 là vận tải đường sắt, ngoài đổi mới, chất lượng dịch vụ, tỷ lệ tàu Thống Nhất và tàu khu đoạn chạy đúng giờ đạt hơn 99%, đến đúng giờ đạt từ 91 - 93%. Bộ GTVT đã quyết định thiết lập 1 ga liên vận quốc tế mới tại Ga Kép (Bắc Giang), mở ra một cửa khẩu quốc tế trong nội địa; mở nhiều đoàn tàu liên vận quốc tế vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ ga Sóng Thần, Yên Viên đi Trung Quốc...
Riêng lĩnh vực vận tải thủy nội địa và hàng hải từng bước phục hồi chậm chắc. Bộ GTVT tập trung đào tạo nguồn nhân lực, bố trí nguồn lực đầu tư giải quyết các điểm nghẽn trên các tuyến hành lang vận tải thủy, các tuyến luồng hàng hải công cộng, triển khai thu hút đầu tư các khu bến cảng biển quan trọng có nhu cầu thông qua hàng hóa lớn, tập trung phát triển đội tàu vận tải biển và phương tiện thủy nội địa, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện và đề xuất miễn, giảm phí, lệ phí và các loại thuế liên quan. Sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển vẫn giữ được đà tăng trưởng qua các năm và đảm nhận khối lượng lớn hàng hóa xuất nhập khẩu.
Siết chặt hoạt động kinh doanh vận tải, nâng chất lượng dịch vụ
Năm 2024, Bộ GTVT tiếp tục cơ cấu lại thị trường vận tải theo hướng giảm thị phần vận tải đường bộ, tăng thị phần vận tải đường thủy, hàng hải, đường sắt, hàng không; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, quản lý, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất, tập trung vào kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, hoạt động các bến xe ô tô khách, việc chấp hành các quy định kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải trên các tuyến luồng đường thủy nội địa; cùng đó, rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, hiệu quả hoạt động vận tải đối với các lĩnh vực này.
Song song với các giải pháp trên, Bộ GTVT nghiên cứu triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh phát triển vận tải đường thuỷ và vận tải sông pha biển; tiếp tục cơ cấu lại thị trường vận tải theo hướng giảm thị phần vận tải đường bộ, tăng thị phần vận tải đường thủy, hàng hải, đường sắt, hàng không.
Ngoài ra, Bộ GTVT tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân; tập trung phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực, hiệu quả, chất lượng dịch vụ vận tải, giảm chi phí logistics; tăng cường khai thác, sử dụng và nâng cao hiệu quả của hệ thống xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình và xây dựng hệ thống thông tin quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thống nhất trên toàn quốc.
Về sản lượng vận tải năm 2024, Bộ GTVT đặt mục tiêu khối lượng hàng hóa (Tấn) tăng khoảng 7%, hành khách tăng khoảng 8% so với năm 2023; khối lượng luân chuyển hàng hóa (Tấn.km) tăng khoảng 8,5%, luân chuyển hành khách (HK.km) tăng khoảng 9% so với cùng kỳ năm 2023. Về khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam năm 2024 dự kiến đạt khoảng 785 triệu tấn, tăng khoảng 4% so với năm 2023.