-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Mụn cóc là gì? Các loại mụn cóc - Nguyên nhân - Cách điều trị
Đăng bởi CÔNG TY TNHH ĐÁ CẮT ĐÁ MÀI VIỆT vào lúc 11/01/2024
Mụn cóc là gì? Các loại mụn cóc - Nguyên nhân - Cách điều trị
Mụn cóc là một bệnh lý về da rất thường gặp ở độ tuổi từ 15 - 30 tuổi. Mụn thường sần cứng, nhô lên bề mặt da, đôi khi gây đau nhức. Hãy để Bách hóa XANH giúp bạn trị mụn cóc bằng phương pháp dân gian rất hiệu quả
1. Mụn cóc là gì?
2. Các loại mụn cóc và triệu chứng
Mụn cóc thông thường
Mụn cóc dạng nhú
Mụn cóc phẳng
Mụn cóc lòng bàn tay, bàn chân
Mụn cóc thể khảm
Mụn cóc quanh móng
Mụn cóc sinh dục
3. Nguyên nhân bị mụn cóc và rủi ro khi bị mụn cóc
4. Cách điều trị mụn cóc
Điều trị tại bệnh viện
Điều trị tại nhà
Mẹo trị mụn cóc bằng phương pháp dân gian
5. Các câu hỏi thường gặp đối với mụn cóc
Bị mụn cóc có lây không?
Bị mụn cóc bôi thuốc gì?
Mụn cóc có tự rụng hay không?
Mụn cóc có nguy hiểm không?
Mụn cóc gây những vết chai cứng khó chịu trên tay, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Vậy mụn cóc là gì, hình thành từ đâu và làm sao để chữa mụn cóc? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết này với Bách hóa XANH nhé.
1 Mụn cóc là gì?
Mụn cóc hay còn được gọi là mụn cơm là một khối u lành tính, có kích thước nhỏ từ 2mm- 2cm, chúng thường có màu trùng với màu da nhưng cũng có thể có màu đen, nâu hoặc xám đục. Loại mụn này thường mọc trên da bàn tay, bàn chân với các vị trí như trên mu, ngón hoặc móng.
Mụn cóc
Mụn cóc rất phổ biến, theo thống kê, có hơn 40% dân số trên thế giới gặp phải vấn đề này. Virus Human Papillomavirus (HPV) là thủ phạm gây ra mụn cóc. Chúng xâm nhập vào cơ thể do vệ sinh các vết trầy xước chưa đúng cách, do dùng chung đồ đạc với những người bị mụn cóc và do hệ thống miễn dịch bị suy giảm.
Mụn cóc rất dễ lây lan và nếu không điều trị kịp thời, nó sẽ mọc tràn lan trên da, riêng lẻ hoặc thành từng chùm trông rất xấu. Bạn có thể tham khảo cách chữa mụn cóc ở bài viết dưới đây.
2 Các loại mụn cóc và triệu chứng
Mụn cóc thông thường
Mụn cóc thông thường gây ra bởi các vi khuẩn HPV 1, 2, 4, 27, và 29. Loại mụn cóc này thường không có những triệu chứng rõ rệt, ở một số vị trí như dưới lòng bàn chân thì có thể gây đau nhẹ.
Các vết mụn cóc thông thường có màu xám, nâu, trắng và có viền rõ xung quanh, đường kính khoảng 2 - 10mm. Loại mụn cóc này thường có ở những vị trí có vết thương như khuỷu tay, khuỷu chân, đầu gối,....
Mụn cóc thông thường
Mụn cóc dạng nhú
Mụn cóc dạng nhú có hình dáng dẹp, dài và thường mọc ở mí mắt, môi hoặc trên khuôn mặt. Mụn có này cũng hầu như không có triệu chứng.
Mụn cóc phẳng
Gây ra bởi các vi khuẩn HPV 3, 10, 28 và 49, mụn cóc phẳng thường bóng, phẳng, có màu vàng nâu, xám hồng và thường nằm dọc theo các vết thương gần lành.
Loại mụn này xảy ra thường xuyên ở độ tuổi thanh thiếu niên, mặc dù không có khả năng lây lan nhưng rất khó để điều trị dứt điểm.
Mụn cóc lòng bàn tay, bàn chân
Vi khuẩn HPV type 1 là nguyên nhân gây ra loại mụn này. Mụn cóc ở lòng bàn tay, bàn chân có thể gây khó chịu, hơi đau khi đi bộ hoặc cầm nắm đồ dùng.
Loại mụn cóc này thường bị nhầm lẫn với các vết chai sần, tuy nhiên mụn cóc khi bóc đi lớp da sừng bên ngoài sẽ bị chảy máy, còn vết chai thì không.
Mụn cóc thể khảm
Mụn cóc thể khảm được tạo nên bởi nhiều mụn cóc cơm liền kề nhau ở lòng bàn chân. Các loại mụn cóc khảm này cũng khá nhạy cảm và có thể gây đau khi đi bộ.
Mụn cóc thể khảm
Mụn cóc quanh móng
Mụn cóc quanh móng thường không có triệu chứng rõ rệt nhưng lại gây đau rát khi lan rộng xung quanh. Khi bị bệnh này, người mắc có thể bị tách móng.
Đây là loại mụn cóc thường gặp ở những người thợ làm móng, người có thói quen cắn móng tay hay những ai làm việc trong môi trường ẩm ướt.
Mụn cóc sinh dục
Loại mụn này có bề mặt phẳng, có lớp mặt bóng và thô ráp dần khi lan tới vùng gần hậu môn, môi lớn, trực tràng hoặc dương vật. Đây là loại mụn rất nguy hiểm, khi nhiễm vi khuẩn HPV nồng độ cao (loại 16 và 18) chính là nguyên nhân gây nên ung thư cổ tử cung.
Loại mụn cóc sinh dục này ít khi có triệu chứng, chỉ khi lan tới hậu môn sẽ hơi ngứa.
3 Nguyên nhân bị mụn cóc và rủi ro khi bị mụn cóc
Nguyên nhân chính gây ra mụn cóc là do vi khuẩn HPV. Trong khi một số vi khuẩn HPV lây nhiễm qua đường tình dục thì nhiều loại lây qua việc tiếp xúc qua da.
Thời gian phát triển và hình thành mụn cóc là từ 2 - 6 tháng. Tuy nhiên, không phải ai tiếp xúc với vi khuẩn HPV cũng bị mụn cóc, điều này sẽ phụ thuộc vào hệ miễn dịch của mỗi người.
Vi khuẩn HPV là nguyên nhân gây nên mụn cóc
Những người có nguy cơ cao bị mụn cóc bao gồm:
-
Trẻ em và thanh niên thường dễ bị mụn cóc do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh.
-
Người có hệ miễn dịch yếu như bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS hoặc đã trải qua cấy ghép nội tạng cũng dễ mắc loại mụn cóc này.
4 Cách điều trị mụn cóc
Điều trị tại bệnh viện
Bạn có thể điều trị mụn cóc tại bệnh viện để đảm bảo trị được dứt điểm. Một số phương pháp điều trị mụn cóc thường được áp dụng ở bệnh viện như:
Dùng thuốc lột mạnh chứa Salicylic Acid
Salicylic Acid khi dùng với nồng độ mạnh có thể lột được lớp mụn cóc và hạn chế bệnh tái phát. Cách này sẽ hiệu quả hơn khi kết hợp cùng phương pháp đông lạnh.
Dùng Salicylic Acid chữa mụn cóc
Dùng phương pháp đông lạnh
Bác sĩ điều trị sẽ dùng nito lỏng chấm vào các nốt mụn cóc để đóng băng mụn. Các mô mụn sẽ bong ra khỏi ra sau khoảng 1 tuần.
Cách này cũng có khả năng kích thích hệ miễn dịch chống mụn cóc hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, khi dùng phương pháp này có thể gây đau, đổi màu da và phồng rộp ở vết mụn.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể áp dụng cách dùng nhiều loại acid mạnh khác, tiểu phẫu hoặc đốt mốt mụn bằng tia laser CO2.
Điều trị tại nhà
Dán băng keo ở nốt mụn
Bạn có thể dùng băng keo chuyên dụng dán lại vết mụn cóc trong 6 ngày, sau đó ngâm và tẩy đi vết mụn bằng đá bọt nhám. Tiếp đến, hãy để mụn thông thoáng trong 12 giờ và lặp lại đến khi mụn cóc rụng hoàn toàn.
Dùng băng keo chuyên dụng để trị mụn cóc
Dùng Salicylic Acid
Nồng độ Salicylic Acid 17% có thể dùng để điều trị mụn cóc thông thường. Với các loại thuốc này, bạn có thể dùng liên tục trong 1 tuần để thấy hiệu quả.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai hay những người có làn da kích ứng nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
Bên cạnh đó, bạn có thể dùng các loại nito lỏng không cần kê đơn để trị mụn cóc tại nhà mà vẫn hiệu quả.
Mẹo trị mụn cóc bằng phương pháp dân gian
Lưu ý
Trước khi áp dụng bất kỳ mẹo dân gian nào, bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ. Khi thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường, cần tới thăm khám bác sĩ ngay lập tức.
Trị mụn cóc tại nhà bằng tỏi
Nếu nhắc đến những nguyên liệu thiên nhiên để trị mụn cóc thì phải kể tên tỏi đầu tiên. Chất allicin có trong tỏi có tính sát trùng, làm bong tróc các tế bào sừng và diệt virus HP trong mụn cóc.
Nguyên liệu
-
2-3 tép tỏi
Cách thực hiện
Đầu tiên, ép tỏi hoặc giã tỏi nhuyễn sau đó bôi tỏi lên những đốm mụn cóc. Dùng băng cá nhân để băng phần da mụn đã được bôi tỏi lại và để qua đêm. Thực hiện liên tục trong vòng 1-2 tuần, tùy theo cơ địa mà mụn cóc sẽ tự biến mất mà không dấu vết.
Lưu ý: Trước khi áp dụng, hãy kiểm tra xem da có mẫn cảm với tỏi không và hãy làm sạch tay cùng những vùng da bị mụn để tránh lây lan vi khuẩn và bụi bẩn nhé!
Trị mụn cóc tại nhà bằng tỏi
Giấm táo giúp trị mụn cóc tại nhà hiệu quả
Giấm táo có chứa nhiều loại axit giúp làm mềm da, tẩy tế bào chết và có tính kháng khuẩn cao giúp mài mòn mụn cóc.
Nguyên liệu
Cách thực hiện
Hãy thấm bông gòn vào giấm táo và để lên vùng da bị nổi mụn cóc, sau đó dùng băng cá nhân băng lại và để qua đêm. Tương tự như cách dùng tỏi, sau khoảng 1-2 tuần mụn cóc sẽ tự rụng mất mà không gây đau đớn.
Trị mụn cóc tại nhà bằng giấm táo
Cách trị mụn cóc tại nhà bằng vỏ chuối
Theo khoa học, nhựa chuối rất giàu khoáng chất, giúp bào mòn các biểu bì sần sùi trên da, đặc biệt có tính kháng viêm cao. Ngoài ra theo nhiều nghiên cứu, chất kali trong vỏ chuối có khả năng tiêu diệt virus HPV gây ra mụn cóc.
Nguyên liệu
-
Vỏ chuối
Cách thực hiện
Hãy cắt một miếng vỏ chuối nhỏ (nên là chuối sống để có nhựa) và chà xát nhiều lần lên mụn cóc, lặp lại 3-5 lần/ngày. Hoặc bạn có thể để miếng vỏ chuối lên mụn cóc rồi dùng băng cá nhân băng lại và để qua đêm.
Trị mụn cóc tại nhà bằng vỏ chuối
Vỏ cam có thể trị mụn cóc tại nhà
Tương tự như vỏ chuối, các bạn có thể dùng vỏ cam để chà xát nhiều lần lên vùng da bị mụn cóc hoặc băng lại để qua đêm.
Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh trong vỏ cam có chất tiêu diệt được virus HPV tuy nhiên nhiều người áp dụng cách này và đã thành công. Ngại gì mà không thử đúng không?
Trị mụn cóc tại nhà bằng vỏ cam
Hỗn hợp nước ấm và giấm giúp trị mụn cọc
Nguyên liệu
Cách thực hiện
Pha nước ấm và giấm theo tỉ lệ 1:1 rồi ngâm mụn cóc vào dung dịch khoảng 20-30 phút và lau sạch bằng khăn khô.
Nước ấm sẽ giúp làm mềm các vùng da cứng, kết hợp với giấm gạo giàu chất axit axetic tiêu diệt các virus và ngăn ngừa viêm nhiễm, lở loét.
Bạn cần ngâm nước giấm mỗi ngày trong vòng 7-10 ngày mụn cóc sẽ không còn nữa.
Trị mụn cóc tại nhà bằng giấm
Thân lá cách cách trị mụn cóc theo phương pháo dân gian
Theo nhiều kinh nghiệm dân gian, lá cách có thể điều trị mụn cóc bằng cách hơ nóng lá và chấm lên mụn cóc, lâu ngày mụn cóc sẽ biến mất.
Tham khảo thêm: Cách trị mụn cóc bằng thân cây lá cách, đơn giản mà lại hiệu quả vô cùng
Trị mụn cóc tại nhà bằng lá cách cách
Trái nhàu
Trái nhàu
Để trị mụn cóc bằng trái nhàu bạn có thể dùng trái nhàu tươi, sau đó bỏ phần vỏ đi và lấy muỗng dầm nhuyễn phần thịt màu vàng. Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mụn cóc, bạn đắp phần trái nhàu đã giã lên và dùng gạc cố định lại qua đêm và rửa lại bằng nước ấm.
Tham khảo thêm: Cách trị mụn cóc bằng nhàu tươi, hiệu quả không ngờ nhưng ít người biết
Trái đu đủ xanh
Trái đu đủ xanh
Trong nhựa của đu đủ xanh có chứa men papapin, một loại chất có khả năng tiêu hóa protein trong thịt để có thể giải phóng nhiều loại axit amin khác nhau. Vì thế nó có tác dụng rất tốt trong việc tẩy tế bào chết hoặc trị mụn thịt trên da.
Để điều trị phần da mọc mụn cóc, đầu tiên bạn rửa sạch trái đu đủ, sau đó dùng dao khứa nhiều đường trên thân trái. Dùng chén hứng nhựa đu đủ và trộn thêm 1 ít nước sạch, sau đó dùng tăm bông thoa lên mụn cóc. Để khoảng 1 - 2 tiếng, để khi khô thì rửa lại bằng nước sạch.
Tham khảo thêm: Cách trị mụn cóc bằng trái đu đủ xanh
Trái sung
Trái sung
Theo Đông y thì trái sung có vị ngọt, tính bình, có tác dụng rất tốt trong việc giải độc, tiêu thũng nên thường được dùng để trị viêm, mụn nhọt,...
Bước 1 Chọn quả sung thật nhiều mủ, sau đó cắt đôi quả để hứng lấy phần nhựa quả sung.
Bước 2 Dùng bông tăm bôi lên vết mụn cóc. Nhớ che chắn cẩn thận, tránh ánh sáng mặt trời. Lưu ý là cách này nên làm mỗi ngày 3 lần, kéo dài cỡ 2 tuần.
Lá tía tô
Lá tía tô
Trong lá tía tô có chứa Limonene và Perillaldehyde giúp ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn HPV - một trong những nguyên nhân gây mụn cóc.
Bước 1 Rửa sạch và để ráo khoảng 1 nắm lá tía tô, rồi đem giã nát.
Bước 2 Sau khi vệ sinh sạch sẽ các vùng da bị mụn, thì bạn đắp phần lá đã giã lên, dùng băng gạc cố định lại và để qua đêm.
Bước 3 Sáng hôm sau bạ dùng nước để rửa sạch lại.
Nha đam
Nha đam
Trong nha đam có chứa các chất axit malic sẽ tấn công và bào mòn vết mụn cóc khó chịu. Sử dụng phần nhựa trong suốt từ lá nha đam, rồi dùng bông tăm bôi lên vết mụn cóc, nên làm thường xuyên mỗi ngày để thấy hiệu quả nhé.
Cách nhận biết mụn cóc:
Triệu chứng ban đầu của mụn cơm là mất đường da qua bề mặt của chúng và xuất hiện các chấm màu đen (khối huyết mao mạch) hoặc khi cạo mụn cơm thì chảy máu.
Mụn cóc thường có ở những vị trí như lòng bàn tay, ngón tay, ngón chân,... mặc dù không gây đau nhưng sẽ làm mất thẩm mỹ.
5 Các câu hỏi thường gặp đối với mụn cóc
Bị mụn cóc có lây không?
Mụn cóc có thể lây qua đường sinh dục hoặc qua tiếp xúc da, tuy nhiên, không phải tất cả các loại mụn có đều lây.
Một số loại mụn cóc như mụn cóc sinh dục, mụn cóc thể khảm,... là những loại mụn có thể lây.
Bị mụn cóc bôi thuốc gì?
Một số loại thuốc thường được dùng để trị mụn cóc là các loại acid nồng độ cao như acid salicylic hoặc các loại thuốc nito lỏng.
Các loại acid mạnh được dùng để chữa mụn cóc
Mụn cóc có tự rụng hay không?
Đối với một số loại mụn cóc như mụn cóc cơm, mụn cóc thể khảm có thể tự rụng, tuy nhiên thời gian này có thể kéo dài đến tận 5 - 6 tháng.
Mụn cóc có nguy hiểm không?
Đa số các loại mụn cóc sẽ không gây nguy hiểm và chỉ gây mất thẩm mỹ cho làn da. Tuy nhiên, đối với mụn cóc sinh dục lại rất nguy hiểm nếu không chữa kịp lúc vì đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới.