-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Mẹo chữa rát mặt khi hàn cho dân cơ khí
Đăng bởi CÔNG TY TNHH ĐÁ CẮT ĐÁ MÀI VIỆT vào lúc 11/04/2024
Mẹo chữa rát mặt khi hàn cho dân cơ khí
Trong quá trình hàn điện, người thợ có thể rất dễ bị bỏng mặt. Tùy vào mức đọ bỏng nhẹ mà sẽ có những mẹo chữa rát mặt khi hàn cho dân cơ khí khác nhau. Hãy Sevendays tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để có cách xử lý hiệu quả nhé!
1. Các triệu chứng rát mặt khi hàn điện
1.1. Rát mặt khi hàn điện là gì?
Một trong những mối nguy hiểm mà thợ hàn thường gặp phải là bỏng do tia lửa điện khi hàn điện. Bức xạ có hại sinh ra trong quá trình hàn có thể làm hỏng giác mạc, thủy tinh thể và võng mạc bên trong.
Trong trường hợp bỏng nặng, các tế bào ở mắt bị phá hủy và hình thành sẹo, tiếp xúc lâu ngày có thể gây rối loạn thị giác, suy võng mạc, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, có thể dẫn đến mù lòa.
Các vùng da ở mặt, cổ và cánh tay cũng bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng bỏng rát có thể gây khó chịu và đau đớn cho người lao động.
1.2. Nguyên nhân gây ra rát mặt khi hàn
Nguyên nhân thường gặp nhất của tình trạng bỏng mối hàn này là do thợ hàn tay nghề còn kém, chưa có nhiều kinh nghiệm khi hàn. Vì vậy, trong quá trình hàn khó tránh khỏi những sai sót dẫn đến bị rát mặt…
Cũng có nhiều trường hợp người lao động chủ quan không trang bị cẩn thận đồ bảo hộ lao động hoặc thực hiện bảo hộ không đúng cách.
1.3. Triệu chứng thường gặp ở người bị rát mặt khi hàn
Thông thường, một người thợ bị rát mặt có thể gặp ở 3 mức độ như sau:
- Mức độ 1: Da mặt có dấu hiệu sưng đỏ, đau nhẹ, gây cảm giác buốt như bỏng nhẹ.
- Mức độ 2: Vết bỏng trên da mặt bắt đầu giày lên, da ửng đỏ, bề mặt trở nên sưng tấy và sẽ có lỗ.
- Mức độ 3: Các vết bỏng lan ra diện rộng gây tổn thương đến các lớp da, da trở nên trắng bệch hoặc bỏng rát gây cảm giác đau đớn mạnh.
Những triệu chứng của vết bỏng sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương và độ sâu mà tia lửa điện gây ra cho người thợ. Nhìn chung, những vết bỏng nhỏ sẽ chỉ xuất hiện trong vài ngày sau đó lớp da chết sẽ dần bong tróc.
Đối với các trường hợp bỏng nặng hơn thì triệu chứng sẽ kéo dài và nặng hơn, các vết thương sẽ có thể sẽ có màu hồng, trắng hoặc đen và có biểu hiện ngứa.
2. Những điều cần lưu ý để tránh rát mặt khi hàn
2.1. Trang bị đồ bảo hộ khi hàn
Cách phòng tránh tốt nhất là mặc quần áo bảo hộ thích hợp tại thời điểm làm việc; biện pháp này tránh hoặc giảm thiểu những nguy hiểm có thể phát sinh trong quá trình hàn điện. Bạn cần chọn những loại bảo hộ làm bằng chất liệu dày dặn, chống cháy và cách nhiệt để đảm bảo an toàn.
Khi làm việc với các thiết bị hàn phải đeo kính hàn hoặc khẩu trang để tránh các bức xạ hàn gây hại cho mắt.
2.2. Chú ý khi xử lý hóa chất
Hóa chất là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng lớn đến mắt nếu không cẩn thận. Chính vì vậy, hãy đảm bảo bạn sử dụng và xử lý hóa chất thận trọng, tránh bị đổ vỡ hoặc lan tràn ra ngoài.
Sau khi sử dụng hóa chất, cần phải rửa sạch tay trước khi chạm lên cơ thể. Thói quen vệ sinh tay sạch sẽ luôn rất quan trọng vì tay là một trong những bộ phận dễ tiếp xúc với bụi bẩn và vi khuẩn nhất trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, hãy rửa tay trước khi chạm vào mặt, đặc biệt là mắt .
3. Mẹo chữa rát mặt khi hàn
3.1. Chườm đá lạnh
- Cách thực hiện: Lấy một vài viên đá lạnh nhỏ, đập vụn sau đó cho vào túi vải sạch chườm lên mặt. Cách chữa rát mặt này khá đơn giản nhưng có thể làm giảm cảm giác khó chịu nhanh chóng chỉ trong vài phút.
Lưu ý:
- Không chườm trực tiếp đá lên mặt mà không cho túi vải. Nếu không sẽ dễ dẫn đến bỏng lạnh
- Nhẹ tay khi chườm
- Không nên chườm quá lâu , tổn thương đến mao mạch.
3.2. Dùng nha đam
- Cách thực hiện: Cắt miếng lá nha đam, sau đó lột vỏ lấy phần ruột màu trắng ở bên trong, tiếp đến bạn sẽ đắp trực tiếp lên vùng mặt bị tổn thương khoảng 10-15 phút. Bên cạnh đó thì bạn cũng có thể xay ruột nha đam để lấy nước và dùng gạc hoặc vải sạch ngâm và đắp lên mặt.
Lưu ý: Khi gọt vỏ lá nha đam bạn nên rửa sạch tránh không cho vỏ dính vào ruột bởi vì vỏ nha đam khá độc.
3.3. Lá diếp cá
- Cách thực hiện: Rửa sạch lá rau diếp cá, tiếp đến trụng qua nước sôi, để ráo nước và giã nhuyễn. Dùng gạc bọc phần lá vừa xử lý và đắp lên mặt từ 2-3 lần trong ngày.
Lưu ý: Nên rửa rau diếp thật sạch và tốt nhất nên trụng qua nước sôi để loại bỏ chất độc hại khi tiếp xúc với vùng da bị tổn thương.
Bạn có thể tham khảo những cách trên. Tuy nhiên nếu như bạn gặp phải mức độ bỏng nặng như mức độ 3 trở lên thì bạn nên đi gặp bác sĩ để được được điều trị đúng cách.
Trên đây là những mẹo chữa rát mặt khi hàn cho dân cơ khí mà Sevendays đã tổng hợp lại được. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn!
Nguồn: https://sevendays.vn/meo-chua-rat-mat-khi-han-cho-dan-co-khi.html