icon icon icon

Hướng dẫn chi tiết cách chi tiêu hợp lý cho gia đình 4 người

Đăng bởi CÔNG TY TNHH ĐÁ CẮT ĐÁ MÀI VIỆT vào lúc 19/04/2024

Hướng dẫn chi tiết cách chi tiêu hợp lý cho gia đình 4 người

Gia đình 3 - 4 người thường có bố mẹ và con cái. Chi phí cuộc sống hiện nay khá cao, đặc biệt với các gia đình ở thành phố lớn. Tuy nhiên, việc chi tiêu và tiết kiệm hợp lý vô cùng cần thiết để đảm bảo cuộc sống, tương lai và nhiều nhu cầu khác. Là một bà nội trợ thông thái, bạn đã biết cách chi tiêu hợp lý cho gia đình 4 người? Dù đã biết hay chưa, bạn hãy tham khảo ngay các nội dung này cùng VPBank để tìm ra cách thực hiện tốt hơn.

1. Nguyên tắc chi tiêu tiết kiệm cho gia đình 4 người

Hiện nay, bạn có thể tìm thấy rất nhiều nguyên tắc chi tiêu. Mỗi quy tắc đều có ưu nhược điểm riêng. Còn các chuyên gia tài chính hiện nay thường đề xuất quy tắc 6 chiếc lọ. Phương pháp này giúp bà nội trợ quản lý các khoản chi tiêu theo thu nhập một cách rõ ràng, chi tiết và đúng đích. 6 chiếc lọ này được quy định như sau:

  • Lọ 1: 55% thu nhập dành cho các khoản chi tiêu cần thiết.

  • Lọ 2: 10% thu nhập dành cho các khoản tiết kiệm dài hạn.

  • Lọ 3: 10% thu nhập dành cho các khoản hưởng thụ, giải trí.

  • Lọ 4: 10% thu nhập dành cho đầu tư giáo dục, học hành, phát triển bản thân.

  • Lọ 5: 10% thu nhập dành cho các khoản đầu tư hướng đến tự do tài chính.

  • Lọ 6: 5% thu nhập còn lại dành cho các khoản từ thiện, thiện nguyện.

Tài chính gia đình bạn nên vận hành theo quy tắc 6 chiếc lọ thông minh

Quy tắc này sẽ giúp bạn đạt được mục đích cuộc sống mà vẫn đảm bảo khả năng chi tiêu. Ngoài ra, bạn sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống đáng kể nếu tuân thủ trong thời gian dài. 

Bên cạnh phương pháp này, bạn có thể sử dụng quy tắc 50-20-30 lần lượt cho nhu cầu thiết yếu, sở thích và đầu tư. Dù sử dụng cách nào, bạn đều cần phân chia rõ ràng thành các khoản và không sử dụng chồng chéo.

2. 7 cách chi tiêu hợp lý cho gia đình 4 người dễ nhất

Sau khi đã nắm được nguyên tắc chi tiêu, bạn cần có cách thực hiện đúng. Sau đây là 7 phương án mà bạn cần tuân thủ và đảm bảo xuyên suốt để duy trì cho gia đình:

2.1 Nắm rõ tình hình tài chính thực tế

Trước hết, mỗi người và mỗi gia đình có mức thu nhập và nhu cầu chi tiêu khác nhau. Trong gia đình 4 người, cha mẹ luôn là người tạo ra thu nhập chính nhưng chi tiêu nhiều nhất có lẽ là những người con. Một loạt các khoản chi tiêu liên quan đến con cái: ăn uống, học tập, vui chơi, mua sắm, khám chữa bệnh, dự phòng,... Vì vậy, bạn cần biết chính xác tình hình thực tế của gia đình mình đến từng thành viên. Qua đó, bạn sẽ lên kế hoạch tài chính nhanh chóng và hợp lý hơn. 

Nắm rõ tình hình tài chính giúp gia đình 4 người có cuộc sống thoải mái

2.2 Ghi chép đầy đủ các khoản

Dù gia đình đông hay ít thành viên, việc ghi chép đầy đủ các khoản thu chi đều cần thiết. Thực hiện điều này, bạn sẽ nắm được chi tiết tình hình tài chính của mình và gia đình. Viết rõ ràng các khoản, khi soát lại, bạn sẽ đánh giá lại thực tế và điều chỉnh cho hiệu quả hơn. Nếu phát hiện tình trạng chi tiêu vượt quá ngân sách các khoản, bạn cần có sự điều chỉnh khoản chi hoặc tìm cách tăng các khoản thu hoặc áp dụng cả hai. 

2.3 Lập kế hoạch chi tiêu

Kiếm thu nhập của gia đình càng nhiều càng tốt nhưng lập kế hoạch chi tiêu lại càng quan trọng. Điều này giúp bạn nắm được các khoản quan trọng, phân chia các khoản tiền theo nguyên tắc. Ngoài ra, bạn cũng cần đặt ra các thời hạn chi tiêu các khoản để đặt ra kế hoạch sử dụng dòng tiền hợp lý. Các khoản tiền được sử dụng tại nhiều thời điểm khác nhau. Kiểm soát dòng tiền và sắp xếp hợp lý các khoản chi tiêu giúp bạn chủ động tài chính của mình.

Các thành viên cùng lập kế hoạch tài chính và đảm bảo thực hiện

2.4 Cắt giảm các khoản không cần thiết

Gia đình 4 người thường tốn khá nhiều các khoản chi phí: ăn mặc, nhà cửa, giáo dục, khám chữa bệnh, giải trí,... Đặc biệt các khoản liên quan đến con nhỏ thường khó cắt giảm. Chính vì vậy, để tình hình tài chính đảm bảo tốt nhất, bạn nên ưu tiên các khoản thiết yếu, tiếp đó là các hạng mục chi tiêu quan trọng khác và giảm thiểu các khoản không cần thiết. Một số khoản liên quan đến các hoạt động giải trí, bạn có thể bố trí tại các địa điểm miễn phí và dành tiền để gia đình nghỉ dưỡng, du lịch hàng năm ở một số địa điểm nổi tiếng. Điều này vừa tránh lãng phí vừa giúp gia đình tận hưởng các khoảnh khắc ý nghĩa, gắn kết.

2.5 Tiết kiệm các khoản ăn uống

Ăn uống là một trong những khoản chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong kế hoạch chi tiêu hàng tháng, nhất là các dịp lễ tết. Thực tế, bạn có thể giảm thiểu chi phí này bằng một số cách an toàn như:

  • Tự làm một số món ăn đơn giản như bánh, snack, đồ ăn vặt, sữa chua, kem, nước trái cây,...

  • Trồng một số loại thực phẩm đơn giản nhưng đáp ứng nhu cầu đa dạng: giá đỗ, rau sống, cà chua, hành,... Việc chăm sóc cây cối giúp gia đình 4 thành viên có giây phút thư giãn và gần gũi nhau hơn, hạn chế tiếp xúc đồ điện tử.

  • Sử dụng thức ăn thừa để tạo thành những món ăn ngon và lạ miệng: cơm cháy, bánh mì,... Thực phẩm là khoản chi tiêu cần thiết và đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người. Vì vậy, dù tiết kiệm nhưng bạn cần lưu ý tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tự trồng rau tại nhà giúp tiết kiệm chi phí sinh hoạt cho gia đình nhỏ.

2.6 Tiết kiệm điện nước

Bên cạnh thức ăn, điện nước cũng là chi phí thiết yếu trong cuộc sống cần được tiết kiệm. Đây cũng là cách được nhiều bà nội trợ quan tâm, đặc biệt trong mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện nước tăng cao.

Để tiết kiệm điện, gia đình nên sử dụng các thiết bị công suất thấp, tắt khi không sử dụng. Một số đồ gia dụng cần duy trì nguồn điện liên tục như máy lọc không khí, tủ lạnh, ti vi,... nên lựa chọn các chế độ phù hợp để tiết kiệm điện nhiều nhất.

Về sử dụng nước, bạn có thể tận dụng một số nguồn nước đã qua sử dụng để tưới cây. Để làm tăng hiệu quả làm sạch, bạn có thể dùng vòi tăng áp. 

2.7 Sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính

Bên cạnh việc ghi chép các khoản thu chi, bạn có thể sử dụng một số các app tài chính như VPBank NEO,... để quản lý chi tiết và hoạch định kế hoạch. Điều này giúp bạn chủ động kiểm soát, nhanh chóng nắm bắt thông tin nhanh chóng các khoản bất thường. Một số các ứng dụng còn kết hợp với đầu tư, tiết kiệm, cho vay,... tạo cơ hội để bạn chủ động tài chính, đáp ứng dòng tiền linh động.

 

Sử dụng app quản lý tài chính giúp kiểm soát dòng tiền chủ động

Nguồn: https://www.vpbank.com.vn/bi-kip-va-chia-se/retail-story-and-tips/savings-category/cach-chi-tieu-hop-ly-cho-gia-dinh-4-nguoi