-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
EU áp gói trừng phạt thứ 12 đối với Nga bao gồm nhập khẩu kim cương
Đăng bởi CÔNG TY TNHH ĐÁ CẮT ĐÁ MÀI VIỆT vào lúc 19/12/2023
EU áp gói trừng phạt thứ 12 đối với Nga bao gồm nhập khẩu kim cương
VOV.VN - Liên minh Châu Âu vừa phê duyệt gói trừng phạt thứ 12 áp đặt đối với Nga do tiến hành cuộc xung đột tại Ukraine. Hội đồng EU tuyên bố rằng, các biện pháp mới "nhắm vào các lĩnh vực có giá trị cao của nền kinh tế Nga và khiến việc lách các lệnh trừng phạt của EU trở nên khó khăn hơn".
Gói trừng phạt cấm nhập khẩu một số mặt hàng
Các hạn chế mới bao gồm lệnh cấm nhập khẩu kim cương được khai thác, chế biến hoặc sản xuất tại Nga. Lệnh cấm áp dụng đối với kim cương tự nhiên và tổng hợp phi công nghiệp và trang sức kim cương từ ngày 1/1/2024. Theo Ủy ban châu Âu, thiệt hại của Nga từ lệnh cấm nhập khẩu kim cương sẽ lên tới 4 tỷ euro mỗi năm.
Đối với công nghệ lưỡng dụng: Lệnh cấm quá cảnh, hiện áp dụng cho hàng hóa và công nghệ lưỡng dụng xuất khẩu từ EU sang nước thứ ba thông qua Nga.
Đối với sắt và thép: Theo gói trừng phạt mới, Thụy Sĩ nằm trong danh sách các nước đối tác áp dụng hạn chế nhập khẩu sắt thép của Nga.
Về các biện pháp trừng phạt cá nhân:
Lần này, EU đưa vào danh sách hơn 140 cá nhân và pháp nhân. Tên và chức danh của họ sẽ được công bố trên Tạp chí chính thức của EU. Các hạn chế bao gồm các đối tượng thuộc ngành quân sự và công nghiệp quốc phòng Nga, bao gồm các công ty công nghiệp quân sự và các công ty quân sự tư nhân, trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cũng như các thực thể kinh tế quan trọng khác.
Ngoài ra, các biện pháp này nhằm mục đích chống lại những người tổ chức bầu cử ở các khu vực mới của Liên bang Nga và những người chịu trách nhiệm hỗ trợ hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine.
Lần này, có 29 công ty trong danh sách, trong đó có một số Công ty thuộc về các nước thứ ba và có liên quan đến việc lách các hạn chế.
Liên quan đến chuyển khoản tài chính
EU đưa ra quy định bắt buộc phải thông báo cho cơ quan quản lý về các giao dịch chuyển tiền tài chính bên ngoài EU của bất kỳ tổ chức nào được thành lập tại EU. Những tổ chức này do một công ty được thành lập ở Nga, công dân Liên bang Nga hay một cá nhân cư trú tại Nga sở hữu hoặc kiểm soát. Ngoài ra, EU cũng cấm công dân Nga nắm giữ các vị trí cấp cao trong các công ty châu Âu liên quan đến tiền điện tử.
Những quy định tuân thủ trần giá dầu
Lần này, EU đưa ra các quy định chặt chẽ hơn để hỗ trợ việc tuân thủ trần giá dầu. Cơ chế chia sẻ thông tin sẽ được tăng cường để xác định các tàu và công ty sử dụng các phương pháp nhằm lách các hạn chế. Tổ chức này cũng quy định bắt buộc phải thông báo việc bán tàu chở dầu cho bất kỳ nước thứ ba nào để ngăn chặn việc chúng được sử dụng để lách lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga.
Cuối cùng, gói trừng phạt mới quy định, người Nga được phép vào EU với ô tô mang biển số ngoại giao. Chỉ công dân châu Âu mới được phép đi từ Nga đến EU bằng ô tô riêng.