-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Chất tạo ngọt không calo có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Đăng bởi CÔNG TY TNHH ĐÁ CẮT ĐÁ MÀI VIỆT vào lúc 16/08/2024
Các cục máu đông có thể tách ra khỏi mạch máu và di chuyển đến tim, gây ra nguy cơ mắc bệnh tim và cơn đau tim, hoặc đến não gây ra đột quỵ.
Những cảnh báo từ các kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Arteriosclerosis, Thrombosis, and Vascular Biology, yêu cầu 20 người tham gia nhịn ăn qua đêm, để chuẩn bị cho một lần lấy máu vào buổi sáng. Tiếp theo, họ được cho uống một loại nước có chứa 30g erythritol hoặc 30g đường. Sau 30 phút, máu lại được lấy một lần nữa.
Nồng độ erythritol trong máu tăng gấp hàng nghìn lần sau khi uống một lần duy nhất, trong khi đường huyết chỉ tăng một chút sau khi uống loại đồ uống chứa glucose. Tuy nhiên, thay đổi trong hoạt động của tiểu cầu mới đáng ngạc nhiên, tiến sĩ Stanley Hazen (giám đốc Trung tâm Chẩn đoán và phòng ngừa tim mạch tại Viện nghiên cứu Lerner thuộc Trung tâm Y tế Cleveland Clinic) nói.
"Chúng tôi đã thấy sự tăng cường đông máu, sử dụng các biện pháp đo lường xem cục máu sẽ nhanh chóng bịt kín mạch hoặc ngừng dòng chảy của máu như thế nào, điều này giống như một mô hình của cơn đau tim hoặc đột quỵ", ông nói.
Kết quả tương tự cũng xuất hiện trong một nghiên cứu năm 2023 của Hazen và các đồng nghiệp, trong đó tám tình nguyện viên khỏe mạnh cũng tiêu thụ cùng một lượng erythritol và thấy mức tăng hàng nghìn lần của chất này trong máu.
"Erythritol vẫn ở mức cao hơn ngưỡng cần thiết để kích hoạt và tăng nguy cơ đông máu trong 2-3 ngày tiếp theo", Hazen cho biết vào thời điểm đó.
Nghiên cứu đó cũng phân tích máu của hơn 4.000 người ở Mỹ và châu Âu, phát hiện rằng những người có mức erythritol cao nhất có khả năng bị đau tim hoặc đột quỵ cao gấp đôi.
"Những gì chúng tôi thấy với erythritol là tiểu cầu trở nên siêu nhạy cảm. Chỉ cần một chất kích thích 10% cũng tạo ra nguy cơ 90 - 100% sự hình thành cục máu đông", Hazen nói.
Nguy cơ mắc bệnh tim từ chất tạo ngọt
Hazen, người cũng là chủ tịch Jan Bleeksma về sinh học tế bào mạch máu và xơ vữa động mạch tại Cleveland Clinic, cho biết việc tiêu thụ một loại đồ uống có lượng glucose hoặc đường tương đương, không ảnh hưởng đến hoạt động của tiểu cầu trong máu ở một nhóm 10 người khác.
Uống một loại nước có cùng lượng glucose, hoặc đường, không ảnh hưởng đến hoạt động của tiểu cầu trong một nhóm khác gồm 10 người, Hazen cho biết.
"Đây là so sánh trực tiếp đầu tiên về tác động của việc tiêu thụ glucose so với erythritol trên nhiều chỉ số khác nhau của chức năng tiểu cầu - Hazen nói, glucose không ảnh hưởng đến việc đông máu, nhưng erythritol thì có".
Dù quy mô nhỏ, nhưng tiến sĩ Andrew Freeman, giám đốc phòng ngừa tim mạch và sức khỏe tại National Jewish Health ở thành phố Denver, cho biết: "Tôi không nói rằng chúng ta cần ngừng sử dụng các loại rượu đường này ngay lập tức, nhưng hướng nghiên cứu này chắc chắn đặt ra câu hỏi: Chúng có an toàn hay không?".
Đáp lại nghiên cứu này, hội đồng kiểm soát calo, một hiệp hội trong ngành công nghiệp, nói với CNN rằng 30 năm khoa học đã chứng minh erythritol là một lựa chọn "an toàn và hiệu quả" để giảm đường và calo.
Tuy nhiên, lượng erythritol được sử dụng trong mỗi loại nước trong nghiên cứu, 30g, tương đương với lượng có trong các loại nước ngọt không đường, kem hoặc bánh muffin thông thường.
Erythritol được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại trái cây và rau củ. Cơ thể con người cũng sản xuất erythritol như một sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa glucose nhưng chỉ với số lượng nhỏ.
Erythritol được sản xuất nhân tạo với số lượng lớn, không có hậu vị kéo dài, không làm tăng đường huyết và ít gây tác dụng nhuận tràng hơn một số loại rượu đường khác. Nó có khoảng 70% độ ngọt của đường và được coi là không chứa calo, theo các chuyên gia.
"Nếu bạn xem nhãn dinh dưỡng trên nhiều loại kem keto, bạn sẽ thấy 'giảm đường' hoặc 'rượu đường', những thuật ngữ này chỉ erythritol" - Hazen nói.
Erythritol nhân tạo, cùng với các loại tương tự, được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ coi là "nói chung được công nhận là an toàn" hay GRAS.
Nguồn: https://tuoitre.vn/chat-tao-ngot-khong-calo-co-the-tang-nguy-co-mac-benh-tim-20240814224911662.htm